Cách Thải Độc Tố Của Các Cơ Quan Trong Cơ Thể.

cách thải độc

Cách thải độc tố trong cơ thể diễn ra rất phức tạp, đó sự kết hợp hài hòa của rất nhiều bộ phận khác nhau.

Cơ thể của chúng ta hoạt động vô cùng tuyệt vời. Nó tương tự như một cỗ máy có thể tự thanh lọc những chất độc, cặn bã trong hoạt động sống. Tuy vậy, khi đời sống ngày càng phát triển và chúng ta thường đưa vào cơ thể những thức ăn, đồ uống không tốt cho sức khỏe khiến cơ thể bị quá tải và cần được thải độc ra ngoài. Cách thải độc cho cơ thể như thế nào?

Bạn tham khảo phương pháp cách thải độc cô thể bằng cà phê tại đây.

I. Cách thải độc của cơ thể như thế nào?

Để thải độc, cơ thể cần huy động 6 cơ quan với cách thải độc ra khỏi cơ thể vô cùng kỳ công. Hệ thống đó bao gồm: Gan, thận, đường ruột, đường hô hấp, làn da, hệ bạch huyết.

1. Gan – Đại diện chính cho cách thải độc tố của cơ thể

Gan được biết đến là cơ quan chính của hệ thống thanh lọc độc tố đến từ tất cả các nguồn với cơ chế tác động lên toàn cơ thể:

  • Gan làm bất hoạt và loại bỏ các chất độc hại qua đường ăn uống. Chẳng hạn như: phụ gia thực phẩm, kim loại nặng, thuốc độc hại, hoóc môn dư thừa. 
  • Khi tế bào bị phá vỡ, sản sinh ra gốc tự do và chất thải tế bào, gan chiết xuất chúng từ máu và biến đổi chúng. Từ đó chúng có thể được đào thải qua ruột hoặc thận. 
  • Gan loại bỏ chất thải và các chất độc hại sản sinh từ quá trình lên men tạp chất trong đường ruột. 
  • Gan sở hữu nguồn tế bào Kupffer. Tế bào này có chức năng lọc và tiêu diệt những kẻ “xâm lược” như vi khuẩn, nấm, vi rút. Đồng thời giảm tải các chất chuyển hóa độc hại và độc tố tích lũy trong mô gan. Nhờ đó tăng cường sức mạnh giải độc của chính cơ quan này. 

Gan là cơ quan nội tạng giải độc quan trọng nhất với hàng trăm hệ thống Enzyme chuyển hóa độc tố trước khi đưa đến các bộ phận khác đào thải ra ngoài.

Gan là hệ thống dự phòng cho ruột. Tất cả máu chảy ra từ đường ruột của bạn sẽ đi qua gan trước khi được đưa đến các bộ phận khác. Trong khi ruột là cơ quan chính đào thải độc tố và cặn bã ra bên ngoài, gan là cơ quan nội tạng giải độc quan trọng nhất.

Cách thải độc tố cho cơ thể của gan là:

Trung hòa và thay đổi bản chất hóa học của những kẻ xấu xâm nhập vào hệ thống bên trong. Vì vậy, khi tuyến phòng thủ số 1 là ruột đã bị xâm phạm bởi độc tố từ thực phẩm, gan trở thành khu vực dự phòng. Cơ quan này chứa hàng trăm hệ thống Enzyme phá vỡ và chuyển hóa độc tố trước khi đưa đến các bộ phận chuyên trách đào thải ra ngoài. 

Cách thải độc

2. Thận – Bộ lọc độc tố được ví như miếng bọt biển tinh vi

Cách thải độc ra khỏi cơ thể của thận là thanh lọc các chất có hại ra khỏi máu và bài tiết chúng qua nước tiểu. Để thực hiện tối ưu việc thanh lọc máu, mỗi quả thận gồm hàng triệu bộ lọc nhỏ gọi là nephron.

Một nephron có hai phần:

+ Cầu thận là phần đầu tiên của bộ lọc, giúp tách các tế bào máu khỏi độc tố và dịch thừa. Độc tố và dịch thừa sau đó đi qua ống thận.

+ Ống thận thu thập các khoáng chất mà cơ thể cần, đưa chúng trở lại máu và lọc ra nhiều độc tố hơn.

Trong khi lọc, thận sản xuất nước tiểu để mang chất độc đi. Nước tiểu xuống bàng quang, sau đó rời khỏi cơ thể qua niệu đạo.

2 quả thận có chứa năng thanh lọc các chất có hại ra khỏi máu và bài tiết chúng qua nước tiểu.

3. Đường ruột – Không chỉ là cơ quan tiêu hóa

Đường ruột, từ miệng đến đại tràng, có nhiệm vụ:

+ Tiêu hóa

+ Đào thải độc tố.

Ngay sau khi hoàn thành các giai đoạn tiêu hóa khác nhau, chất dinh dưỡng được hấp thụ qua màng nhầy ruột vào mao mạch, tĩnh mạch và vận chuyển đến gan. Sau khi giải độc, gan phân phối lại các chất dinh dưỡng vào máu. Các hóa chất, độc tố, thuốc, kim loại nặng và hoóc môn dư thừa đã được chiết xuất sẽ được gan đổ vào mật.

Với mật các chất này được vận chuyển vào ruột non và tiếp tục qua đường ruột để thoát ra khỏi cơ thể trong phân. Mật, được sản xuất trong gan, đóng một vai trò quan trọng trong việc sơ tán chất độc ra khỏi gan và phân giải độc tố tan trong chất béo. 

Cách thải độc

Đường ruột, từ miệng đến đại tràng, không chỉ có nhiệm vụ tiêu hóa, mà còn có chức năng đào thải độc tố.

Giai đoạn cuối cùng của cách thải độc tố cho cơ thể qua đường ruột diễn ra tại đại tràng. Bất cứ chất gì còn sử dụng được sẽ được chọn lọc một lần nữa dưới sự trợ giúp của hệ vi khuẩn đường ruột và được vận chuyển đến gan để giải độc trước khi hấp thu. Tất cả tạp chất và cặn bã còn lại sẽ được tạo thành phân và tống khứ ra ngoài. 

4. Đường hô hấp – Loại bỏ độc tố và chất thải qua hít thở

Đường hô hấp là bộ phận rất kiên nhẫn. Mỗi nhịp hít vào và thở ra, những tế bào ở phổi phải tiếp xúc với rất nhiều tác nhân gây tổn thương, nhưng phổi vẫn chịu đựng và làm việc không ngừng…

Cách thải độc tố cho cơ thể của phổi và phế quản chủ yếu dưới dạng khí carbonic và dịch đờm. Các màng của phế nang không để chất thải rắn xâm nhập. Tuy nhiên, do sự kích thích liên tục của vi khuẩn truyền nhiễm và các chất độc khác, phế nang có thể trở nên xốp và hoạt động như một lối thoát khẩn cấp cho các độc tố mà:

+ Gan

+ Thận

+ Đường ruột

Không loại bỏ thành công. Những chất này được vận chuyển theo dòng máu về phía phổi và phế quản. Chúng vắt qua phế nang và chúng ta ho ra như đờm. Đờm này không chỉ bao gồm các vi khuẩn mà còn cả độc tố sản sinh từ hoạt động của chúng.

Mỗi nhịp hít vào và thở ra, những tế bào ở phổi phải tiếp xúc với rất nhiều tác nhân gây tổn thương, nhưng phổi vẫn chịu đựng và làm việc không ngừng.

5. Làn da – Cơ quan đào thải độc tố lớn nhất cơ thể

Bộ máy bên trong vận hành với nhiều cách thải độc ra khỏi cơ thể khác nhau. Nếu gan, thận và phổi không hoàn thành được nhiệm vụ của mình, cơ thể cần sự giúp đỡ từ da. Da đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ độc tố và nước thừa. Nó sơ tán các chất thải được phân loại là vi độc tố hay tinh thể độc tố qua tuyến mồ hôi. Tinh thể độc tố là dư lượng của quá trình chuyển hóa thực phẩm giàu protein (thịt, cá, trứng, các sản phẩm từ sữa, các loại đậu và ngũ cốc). Đây cũng có thể là kết quả của sự dư thừa đường tinh luyện hoặc thực phẩm nhiều axit. 

Dầu trong da vốn là cơ chế loại bỏ các độc tố tan trong chất béo.

Đặc biệt, dầu trong da giữ cho làn da của chúng ta mềm mại vốn là phương pháp loại bỏ các độc tố tan trong chất béo. Thông thường, gan xử lý chúng và biến chúng thành các chất tan trong nước và thận đào thải chúng. Tuy nhiên, khi gan làm việc quá công suất, cơ thể sẽ kêu gọi da làm nhiệm vụ này.

da

6. Hệ bạch huyết – Máy dò tìm, thu gom, vận chuyển độc tố

Hệ bạch huyết đóng một phần quan trọng trong việc thải độc và phòng thủ của cơ thể. Khoảng 2 lít chất lỏng bạch huyết lưu thông trong các mạch bạch huyết, bao phủ từ ngón chân đến đỉnh đầu.

Hệ bạch huyết giống như một dòng sông làm sạch mô. Tất cả các tế bào cơ thể được tắm trong chất lỏng bạch huyết, hấp thụ oxy và chất dinh dưỡng từ chất lỏng này, đồng thời tiết chất thải trở lại vào đó.

Cách thải độc

Chất thải được vận chuyển đến gan, thận, phổi để xử lý.

Phần còn lại được rút vào các mao mạch bạch huyết và được đưa đến các hạch bạch huyết. Hạch bạch huyết hoạt động như nhà máy xử lý nước thải. Các tế bào bạch cầu trong nhà máy nuốt chửng chất độc. Trong khi các cơ chế khác làm sạch và giữ cho dòng chảy của hệ bạch huyết trơn tru. 

Hệ bạch huyết giống như một dòng sông làm sạch mô.

Bất cứ cách thải độc ra khỏi cơ thể nào bạn lựa chọn cũng nên được thiết kế theo khoa học vận hành cơ thể của 6 cơ quan trên. Khi gặp bất ổn, hệ thống đó sẽ báo hiệu cho bạn cơ thể đang quá tải và cần hỗ trợ thải độc. Cách thải độc cơ thể tốt nhất, lúc này chính là:

  • Kết hợp các phương pháp thanh lọc thải độc khoa học.
  • Tập trung vào từng cơ quan để giảm bớt gánh nặng của chất thải và các chất độc hại. Từ đó, cơ thể bạn sẽ có cách tái tạo riêng và tiếp tục vận hành.

II. Những điều cần tránh trong quá trình thải độc cơ thể

Điều quan trọng trong thải độc là phải biết được các chất mà bạn nên tránh. Chúng bao gồm các loại như:  ma túy, rượu, chất kích thích, thực phẩm chế biến, ô nhiễm, v.v. Mặc dù bạn có thể không tránh được hoàn toàn. Nhưng càng tránh được nhiều sẽ càng tốt cho quá trình thải độc cơ thể.

Những thứ cần tránh gồm:

  • Rượu
  • Chất ngọt nhân tạo
  • Caffeine
  • Thuốc lá
  • Thuốc
  • Điện tử
  • Độc tố môi trường
  • Thuốc trừ sâu
  • Ô nhiễm
  • Thực phẩm chế biến
  • Carbohydrate đơn giản
  • Căng thẳng
  • Đường

III. Bao lâu thì bạn nên thải độc cơ thể?

  • Hầu hết mọi người không cần phải thải độc cơ thể thường xuyên. Việc thực hiện thải độc thường phụ thuộc vào lượng độc tố bạn tiếp xúc. Nếu chế độ ăn uống của bạn có nhiều thực phẩm chế biến, đường, … bạn nên thực hiện thải độc thường xuyên. Ngoài ra, nếu bạn tiếp xúc với độc tố môi trường, uống rượu hoặc hút thuốc, cũng là yếu tố khiến bạn nên tăng cường việc thải độc.
  • Thông thường mọi người thực hiện các cách thải độc cơ thể 1 lần/tháng trong 1 tuần. Một số người có thể thực hiện 2-3 tháng một lần hoặc có khi 1-2 lần một năm. Việc lựa chọn tần suất thực hiện thải độc là tùy vào cảm nhận của mỗi người. Nếu bạn cảm thấy tốt hơn bạn sẽ muốn thực hiện nhiều hơn.

IX. Về chúng tôi

Happy Life VN là công ty chuyên về thải độc bằng cà phê. Sản phẩm của công ty đã được:

+ Cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và được

+ Đăng ky thương hiệu độc quyền tại Việt Nam

+ Website đã được Bộ công thương chấp thuận.

Chúng tôi có trang trại cà phê đạt chuẩn, cà phê được:

+ Hái chín rang mộc

+ Sản xuất và đóng gói theo dây truyền khép kín

+ Đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe nhất cho việc làm thải độc bằng cà phê.

phương pháp thải độc
Trang trại cà phê tại Dak Lak

Vào Fanpage của chúng tôi để tham khảo thêm các bài viết giúp làm sạch đại tràng bằng phương pháp thải độc cà phê Tại đây

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0918748172