Bổ Sung Enzyme – Chìa Khóa Của Sống Khỏe Và Tuổi Thọ

bồ sung Enzyme

Bổ sung Enzyme từ đâu? Tác dụng của nó đối với sức khỏe và tuổi thọ như thế nào? Hãy cùng Happy Life VN tìm hiểu kỹ về nó nhé.

I. Enzyme là gì?

Enzyme cấu trúc bởi các phân tử protein, có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng hóa học trong cơ thể. Chúng liên kết và biến đổi cấu trúc của các phân tử nhằm phục vụ cho nhiều hoạt động khác nhau như hô hấp, tiêu hóa, chức năng cơ và thần kinh.

II. Có mấy loại enzyme trong hệ tiêu hóa ? 

Hệ tiêu hóa hoạt động được là nhờ sự phối hợp của nhiều cơ quan khác nhau. Các cơ quan này lấy thức ăn và nước uống rồi phân giải thành các chất đơn giản, ví dụ như protein, tinh bột, chất béo và các vitamin, sau đó được được chuyển qua ruột non và đi vào máu và đi nuôi cơ thể. Cả quá trình phân giải này đều cần sự góp mặt của enzyme.

Có 3 loại enzyme tham gia vào quá trình này.

1. Enzyme chuyển hóa

Là những enzyme đóng vai trò chủ yếu trong việc sản sinh ra các tế bào mới và sửa chữa, bảo trì các tế bào, các mô và các cơ quan đã bị hư hại. Tuyến tuỵ là cơ quan chính sản xuất và tiết ra các enzyme chuyển hoá trong cơ thể.

Một trong những chức năng quan trọng nhất của các enzyme chuyển hoá diễn ra trong máu, đó là xử lý các chất dinh dưỡng được cung cấp bởi thức ăn, và phân phối đến mọi bộ phận của cơ thể.

2. Enzyme tiêu hóa

enzyme được tiết ra trong tuyến nước bọt, dạ dày, tuyến tụy và ruột non, làm nhiệm vụ tiêu hoá những thực phẩm được đưa vào cơ thể, bởi vậy chúng giữ vai trò rất quan trọng đối với sức khoẻ của hệ tiêu hoá.

3. Enzyme thực phẩm

Còn được gọi là enzyme hữu cơ, là những enzyme có trong thực phẩm tươi sống được đưa vào cơ thể qua thức ăn, giúp enzyme tiêu hóa phá vỡ thức ăn.

Cơ thể người theo thời gian dần dần mất khả năng tự sản xuất enzyme, lượng enzyme có sẵn trong cơ thể sụt giảm theo chu kỳ 10 năm và việc hấp thu các enzyme thực phẩm cũng khó khăn hơn.

III. Thiếu hụt enzyme có nguy hiểm không?

– Mọi hoạt động trong cơ thể chúng ta đều có sự tham gia của enzyme. Do đó, sự thiếu hụt enzyme sẽ khiến chúng ta gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.

– Sự thiếu hụt các loại enzyme tiêu hóa sẽ làm giảm hoặc vô hiệu hóa sự phân giải thực phẩm thành những loại đường đơn, các axít amino và các axít béo vốn có nhiệm vụ tạo năng lượng cho cơ thể, do đó nó gây ra sự mệt mỏi, thiếu sức sống.

– Sự thiếu hụt enzyme còn dẫn đến những hệ lụy khác cho sức khỏe, như trào ngược dạ dày thực quản, khó tiêu, đầy hơi, táo bón, nhức đầu, các rối loạn về ruột, xơ vữa động mạch, cholesterol cao, yếu cơ và nguy hiểm nhất là sự suy giảm chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

IV. Enzyme hoạt động như thế nào?

Enzyme tiếp xúc với các phân tử theo mô hình “khóa và chìa khóa”. Mô hình này được giới thiệu lần đầu năm 1894 và cập nhật với tên gọi mô hình khớp cảm ứng.

Ban đầu, theo mô hình “khóa và chìa khóa”, một enzyme chỉ có thể liên kết với một cơ chất phù hợp, tương ứng “ổ khóa” và “chìa khóa”.

Tuy nhiên, theo mô hình khớp cảm ứng, enzyme khi tiếp xúc với cơ chất có thể biến đổi để phù hợp với cơ chất. Nghĩa là một enzyme có thể liên kết với nhiều loại cơ chất khác nhau. Sau khi cơ chất được khóa hoàn toàn và ở đúng vị trí thì quá trình xúc tác bắt đầu.

V. Điều kiện thuận lợi cho hoạt động của enzyme

Enzyme chỉ có thể hoạt động trong những điều kiện nhất định. Hầu hết các enzym trong cơ thể hoạt động tốt nhất ở khoảng 37°C. Ở nhiệt độ thấp hơn, chúng vẫn hoạt động nhưng chậm hơn nhiều. Tương tự, các enzym chỉ có thể hoạt động trong một khoảng pH nhất định phụ thuộc vị trí của chúng trong cơ thể. Ví dụ, các enzym trong ruột hoạt động tốt nhất ở độ pH 7,5, trong khi các enzym trong dạ dày hoạt động tốt nhất ở độ pH 2 vì dạ dày có tính axit hơn nhiều.

Nếu nhiệt độ quá cao / môi trường quá axit / môi trường quá kiềm, enzyme sẽ thay đổi hình dạng gây khó khăn trong việc liên kết với cơ chất.

VI. Chất ức chế enzyme

Để đảm bảo các hệ thống của cơ thể hoạt động chính xác, đôi khi hoạt động của enzym có thể bị ức chế theo một số cách:

Chất ức chế cạnh tranh(competitive inhibitors): Ngăn cơ chất gắn với enzyme bằng cách ganh đua với cơ chất để gắn vào enzyme.

Chất ức chế không cạnh tranh non-competitive inhibitors: Gắn vào enzyme nhưng không phải vị trí hoạt động nhằm giảm hiệu suất làm việc của enzyme.

Chất ức chế không cạnh tranh uncompetitive inhibitors: Gắn với enzym và cơ chất sau khi chúng đã liên kết với nhau nhằm làm chậm phản ứng, kéo dài thời gian hình thành sản phẩm.

Chất ức chế không đảo ngược(irreversible inhibitors): Gắn và làm bất hoạt vĩnh viễn enzym.

VII. Một số loại enzyme trong cơ thể con người

Có hàng ngàn loại enzyme trong cơ thể con người, các loại enzyme dưới đây chỉ là một vài ví dụ điển hình:

– Lipase: Giúp tiêu hóa chất béo tại ruột.

– Amylase: Giúp chuyển hóa tinh bột thành đường.

– Maltase: Giúp chuyển hóa đường maltose thành glucose. Maltose được tìm thấy trong các loại thực phẩm như khoai tây, mì ống và bia.

– Trypsin: Giúp chuyển hóa protein thành các axit amin. Trypsin được tiết ở trong ruột non.

– Lactase: Cũng được tìm thấy ở ruột non, giúp chuyển hóa lactose thành glucose và galactose.

– Acetylcholinesterase: Giúp phân hủy chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine trong dây thần kinh và cơ.

– Helicase: Enzyme tháo xoắn DNA.

– DNA polymerase: Tổng hợp DNA từ deoxyribonucleotide.

Enzyme đóng một vai trò rất lớn trong hoạt động sống hàng ngày của cơ thể con người. Bằng cách liên kết và thay đổi các hợp chất, các enzyme duy trì tốt hoạt động tại hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, cơ bắp và các cơ quan khác.

VIII. Nguồn tự nhiên của các enzym tiêu hóa

Nguồn tự nhiên của các enzym tiêu hóa là:

– Trái cây và rau có các enzym tiêu hóa tự nhiên giúp cải thiện chức năng tiêu hóa

Mật ong, đặc biệt là loại nguyên chất, có amylase và protease.

– Xoài và chuối có amylase, giúp trái cây nhanh chín.

– Đu đủ có chứa papain, một loại protease.

– Trái bơ có men tiêu hóa lipase.

– Dưa muối hấp thụ các enzym tiêu hóa trong quá trình lên men.

Nếu cơ thể không tạo đủ enzym tiêu hóa thì hoạt động tiêu hóa không thể diễn ra tốt, từ đó gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi.

dùng mật ong không đúng cách

IX. Chất bổ sung Enzyme

Chất bổ sung enzyme:

Có tác dụng làm dịu các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Liều lượng được xác định dựa vào độ tuổi, cân nặng và tình trạng hệ tiêu hóa.

Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng chất bổ sung enzyme

Chất bổ sung enzyme: 

Không kê đơn không được FDA quản lý nên không chắc chắn về chất lượng sản phẩm. Do đó, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống bất kỳ chất bổ sung enzyme nào.

Chất bổ sung lactase:

Không được khuyên dùng cho trẻ dưới 4 tuổi. Ngoài ra, phụ nữ mang thai và cho con bú cần nhờ bác sĩ tư vấn về ưu và nhược điểm của thuốc và cân nhắc lợi hại trước khi mua sử dụng.

Hiện nay, hầu hết các sản phẩm enzyme đều có nguồn gốc từ động vật. Các nhà nghiên cứu dự đoán trong tương lai, các sản phẩm có nguồn gốc thực vật và vi khuẩn có thể phổ biến hơn.

X. Về chúng tôi

Happy Life VN là công ty chuyên về thải độc bằng cà phê. Sản phẩm của công ty đã được:

+ Cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và được

+ Đăng ky thương hiệu độc quyền tại Việt Nam

+ Wetsite đã được Bộ Công Thương chấp thuận

Chúng tôi có trang trại cà phê đạt chuẩn, cà phê được:

+ Hái chín rang mộc

+ Sản xuất và đóng gói theo dây truyền khép kín

Đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe nhất cho việc làm thải độc bằng cà phê.

Vào Fanpage của chúng tôi để tham khảo thêm các bài viết giúp làm sạch đại tràng bằng phương pháp thải độc cà phê Tại đây

công dụng của cà phê

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0918748172